Xu thế sử dụng dữ liệu điện thoại di động trong công tác lập bản đồ dân số động theo thời gian

|

Xu thế sử dụng dữ liệu điện thoại di động trong công tác lập bản đồ dân số động theo thời gian

Trong thời đại kỹ thuật số đang phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay, việc sử dụng dữ liệu điện thoại di động phục vụ cô;ng tác thống kê chính thức đang dần trở nên phổ biến và trở thành một xu hướng khô;ng thể phủ nhận.
 
Trong báo cáo của mình vào năm 2018, Liên hiệp Viễn thô;ng Quốc tế (viết tắt là ITU) đã chỉ ra rằng số lượng đăng ký điện thoại di động vẫn đang tăng và số lượng số đăng ký hiện đã vượt qua dân số toàn cầu. Tốc độ tăng này đặc biệt diễn ra mạnh mẽ ở những nước đang phát. Điều này cho thấy, dữ liệu từ điện thoại di động là một trong những nguồn dữ liệu lớn, cung cấp thô;ng tin về hành vi của người sử dụng điện thoai, bao gồm cả sự di chuyển và tương tác với mô;i trường xung quanh. Từ nguồn dữ liệu này, các cơ quan thống kê nhà nước hoàn toàn có thể sử dụng để tính toán và tổng hợp các chỉ tiêu thống kê liên quan đến dân số.
 
Một trong những ứng dụng chính của dữ liệu điện thoại di động trong thống kê chính thức là đo lường dân số và mô; hình hóa sự phân bố dân số trong khô;ng gian và thời gian hay nói cách khác chính là: Lập bản đồ dân số động theo thời gian. Thay vì dựa vào các phương pháp điều tra dân số truyền thống thì các cơ quan thống kê nhà nước có thể sử dụng dữ liệu điện thoại di động để thu thập thô;ng tin về mật độ dân số, cấu trúc tuổi và các yếu tố khác liên quan đến dân số một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
 
Hiện nay một số nước trên thế giới đã sử dụng thành cô;ng dữ liệu điện thoại di động trong cô;ng tác lập bản đồ dân số động theo thời gian như: Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Singapore, Anh…
 
Trung Quốc là một trong những quốc gia đi đầu trong việc sử dụng dữ liệu điện thoại di động để lập bản đồ dân số động. Để ứng phó với đại dịch Covid-19 vừa qua, Trung Quốc đã sử dụng dữ liệu di động để theo dõi và đánh giá các biến động dân số trong thời gian thực. Họ đã tích hợp dữ liệu từ các nhà mạng di động và các ứng dụng di động để xác định các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao và triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh một cách hiệu quả.
 
Singapore đã phát triển một hệ thống giám sát dân số động sử dụng dữ liệu điện thoại di động, cho phép chính phủ theo dõi sự di chuyển của người dân trong thời gian thực và phản ứng nhanh chóng đối với các tình huống khẩn cấp như tai nạn giao thô;ng hoặc dịch bệnh.
 
Ấn Độ đã sử dụng dữ liệu điện thoại di động để xây dựng các mô; hình dự đoán về sự phát triển dân số và các mẫu di chuyển trong các khu vực đô; thị, từ đó hỗ trợ trong việc quy hoạch đô; thị và cải thiện dịch vụ y tế cô;ng cộng.
 
Tại Mỹ, việc sử dụng dữ liệu điện thoại di động trong các lĩnh vực thống kê đang dần trở nên phố biến và nguồn dữ liệu này đang ngày càng trở nên quan trọng. Các cơ quan thống kê như Cục Thống kê Lao động Mỹ (Bureau of Labor Statistics) và Cục dân số Mỹ (United States Census Bureau) sử dụng dữ liệu điện thoại di động để thu thập thô;ng tin về mật độ dân số, cấu trúc tuổi và biến động dân số. Ngoài ra dữ liệu điện thoại di động còn được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh…
 
Cục Thống kê Quốc gia Anh (ONS) đã sử dụng dữ liệu di động để phân tích xu hướng di chuyển của người dân và đo lường sự biến động của dân số theo thời gian, qua đó có thể thống kê chính xác về mật độ dân số và di cư của người dân trong những khu vực địa lý cụ thể.
 
Bên cạnh đó, các nước phát triển khác như Nhật Bản, Hà Lan, Ý… đều đã sử dụng dữ liệu dân số trong cô;ng tác lập bản đồ dân số động theo thời gian một cách hiệu quả.
 
Các phương pháp thu thập dữ liệu dân số truyền thống qua các cuộc điều tra có hạn chế về việc nắm bắt những thay đổi nhanh chóng của dân số như di cư, vấn đề đô; thị hóa. Tuy nhiên, với dữ liệu điện thoại di động thì các hạn chế này lại có thể được xử lý nhanh chóng và kịp thời đảm bảo yêu cầu về mặt thời gian của dữ liệu.

Ưu điểm của việc sử dụng dữ liệu điện thoại di động trong cô;ng tác lập bản đồ dân số động:

Tính chính xác và liên tục: Dữ liệu điện thoại di động cung cấp thô;ng tin về vị trí của người dùng một cách chính xác, liên tục, thường xuyên giúp cập nhật thô;ng tin dân số một cách đầy đủ và kịp thời, tăng độ tin cậy của bản đồ dân số.

Độ chi tiết cao: Dữ liệu điện thoại di động có thể cung cấp thô;ng tin về phân bố dân cư ở mức độ chi tiết và chính xác cao giúp cho bản đồ dân số động theo thời gian đảm bảo tính chi tiết và có độ phân giải cao.

Tính linh hoạt: Dữ liệu di động có thể được sử dụng để phân tích sự di chuyển của dân số theo thời gian thực, giúp cơ quan thống kê có thể nhanh chóng đưa ra đư??c các dự báo về xu hướng và biến động dân số.

Tính đa dạng: Thô;ng qua việc theo dõi sự di chuyển và hoạt động của người dân thô;ng qua dữ liệu điện thoại di động, nhờ đó có được dữ liệu về dân số ở nhiều địa điểm và trong nhiều tình huống khác nhau, từ đó có thể giúp các cơ quan nhà nước giá được tác động của các chính sách và chương trình phát triển.

Hạn chế của việc sử dụng dữ liệu điện thoại di động trong cô;ng tác lập bản đồ dân số động

Việc sử dụng dữ liệu điện thoại di động có rất nhiều ưu điểm, tuy vậy vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải xem xét và giải quyết như:
Vấn đề về quyền riêng tư: Sử dụng dữ liệu điện thoại di động có thể gây ra mối lo ngại về quyền riêng tư của người dùng,
nhất là trong cô;ng tác bảo mật và ẩn danh người dùng.
Độ phủ sóng chưa đồng đều: Dữ liệu di động có thể khô;ng đại diện cho tất cả các nhóm dân cư trong trường hợp những người này khô;ng sử dụng điện thoại di động hoặc sống tại những nơi khô;ng được phủ sóng di động hoặc sóng khô;ng tốt.
Khả năng phân tích: Để phân tích dữ liệu điện thoại di động đòi hỏi phải có kỹ thuật, cô;ng cụ phức tạp, cũng như người phân tích phải có trình độ chuyên mô;n sâu về thống kê và khoa học dữ liệu.

Tính khả thi tại Việt Nam


Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng lớn để áp dụng dữ liệu điện thoại di động trong cô;ng tác lập bản đồ dân số động. Theo báo cáo của Bộ Thô;ng tin và Truyền thô;ng, đến tháng Hai năm 2024 Việt Nam có hơn 130 triệu thuê bao di động, chiếm hơn 90% dân số tạo ra một nguồn dữ liệu tiềm năng rất lớn.
 
Bên cạnh đó, Việt Nam có một hạ tầng mạng di động phát triển, với việc thường xuyên mở rộng phạm vi phủ sóng và cải thiện chất lượng mạng. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng cô;ng nghệ thô;ng tin, bao gồm việc mở rộng Internet và sự phổ biến của smartphone cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng dữ liệu di động.
 
Có thể nói, việc sử dụng dữ liệu di động trong cô;ng tác lập bản đồ dân số động khô;ng chỉ là một xu hướng đang trở nên phổ biến, mà còn là một xu thế tất yếu hiện nay. Điều này có thể thấy trong bối cảnh cô;ng nghệ thô;ng tin và viễn thô;ng phát triển nhanh chóng, khi mà điện thoại di động trở thành một phần khô;ng thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mọi người dân trên toàn cầu./.

Nguyễn Thanh Ngọc

Phòng Thu thập và Quản lý dữ liệu hành chính, Cục Thu thập Dữ liệu và ứng dụng CNTT - TCTK

ỨNG DỤNG Giải trí GEM Electronics