Khởi nghiệp cần nắm bắt nhu cầu của nhà đầu tư

|

Năm 2021, thu hút đầu tư vào các dự án khởi nghiệp tại Việt Nam đạt kỷ lục với hơn 1,3 tỷ USD. Sang năm mới, theo nhiều chuyên gia, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt có nhiều triển vọng tiếp tục thúc đẩy hoạt động đầu tư khởi nghiệp gia tăng, song để hiệu quả hơn thì các startup cần nắm bắt được nhà đầu tư cần gì để đáp ứng được thị trường này.\r\n

Chia sẻ tại “Chương trình gặp gỡ 2022: Triển vọng ??ầu tư vào thị trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN TPHCM (Sihub) phối hợp cùng Công ty CP Viet Lotus vừa tổ chức tại TPHCM, nhiều đại biểu đều cho rằng, năm 2021 thu hút được ??ầu tư “khủng” nhưng phần lớn các thương vụ là do các nhà ??ầu tư nước ngoài thực hiện.

Các đại biểu thảo luận tại “Chương trình gặp gỡ 2022: Triển vọng ??ầu tư vào thị trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”. Ảnh: TTXVN
Theo ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KH-CN (Bộ KH-CN), đổi mới sáng tạo vẫn chủ yếu dựa vào sự tự thân của người trẻ và trông đợi nhiều vào các nguồn lực ??ầu tư từ bên ngoài. Trong khi đó, nguồn lực trong nước dù có nhiều nhưng chưa được khai phá. Hy vọng, những doanh nghiệp lớn trong nước sẽ trở thành nhà ??ầu tư cho đổi mới sáng tạo, hình thành các nhà ??ầu tư nội địa.

Ở góc nhìn về ??ầu tư, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ SVF Phạm Duy Hiếu chia sẻ: “Phải xác định ??ầu tư về đổi mới sáng tạo là ??ầu tư mạo hiểm, không phải ??ầu tư chắc chắn”. Ý kiến khác lại cho rằng, thời gian qua, các tập đoàn là nguồn lực lớn hầu như vẫn nhập các công nghệ ngoại, dựa vào nguồn công nghệ nhập khẩu; đồng thời không thương mại hóa được nguồn công nghệ trong nước. Do đó, hy vọng ở năm 2022, những doanh nghiệp lớn của Việt Nam đặt hàng cho các startup để tiếp thêm sức cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Trong khi đó, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Viet Lotus Vũ Viết Ngoạn cho rằng, nhóm ch??? s?? ??ầu vào (là yếu tố quyết định bản chất của đổi mới sáng tạo) thì chúng ta còn thấp nên chúng ta cần có sự thay đổi mạnh về cơ chế, chính sách, thể chế để tạo động lực cho đổi mới sáng tạo bùng nổ. “Cùng với đó, thị trường, các cơ sở, vườn ươm cũng phải thay đổi”, ông Ngoạn nhấn mạnh.

Hiện Việt Nam có 3.800 doanh nghiệp khởi nghiệp, nhưng mỗi năm chỉ có khoảng 100 dự án được gọi vốn; thậm chí có năm chỉ 60 dự án gọi vốn. Như năm 2021 được đánh giá rất thành công, nhưng chỉ có 147 dự án được gọi vốn, dù hiện có 200 tổ chức ??ầu tư tại Việt Nam. Từ những con số trên, đại diện Sihub cho rằng, các vườn ươm, đơn vị khởi nghiệp cần tìm hiểu kỹ, nắm bắt chắc nhu cầu nhà ??ầu tư để đáp ứng được thị trường này. “Năm 2022 là thời điểm bước ngoặt để hệ sinh thái khởi nghiệp Việt, startup Việt có động lực, triển vọng tiếp tục thúc đẩy các hoạt động ??ầu tư khởi nghiệp gia tăng”, ông Huỳnh Kim Tước, CEO Sihub nhận định.

APP nền tảng giải trí Savior-Sword